Tìm hiểu về cấu tạo hệ thống lái trên các mẫu xe ô tô hiện nay.

Tìm hiểu về cấu tạo hệ thống lái trên các mẫu xe ô tô hiện nay.

Hệ thống lái là một trong những thành phần quan trọng của một chiếc xe ô tô. Bởi nó giúp bạn có thể điều hướng chiếc xe theo ý muốn của bạn. Và đồng thời thì bánh xe cũng phải tuân thủ theo động học quay vòng ô tô để hạn chế hiện tượng mòn bánh xe khi quay vòng.

hệ thống lái trên ô tô.

tìm hiểu hệ thống lái trên ô tô

Vậy có khi nào bạn tự hỏi rằng cấu tạo hệ thống lái của xe ô tô gồm những thành phần nào chưa? Nếu chưa thì bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về chúng.

Nguyên lí hoạt động: hệ thống lái chuyển đổi vòng quay vô năng thành chuyển động quay của bánh xe trên mặt đường, cho phép người lái chỉ sử dụng lực nhẹ để có thể điều khiển một chiếc xe.  Lực lái truyền qua các bánh xe thông qua một hệ thống các khớp trục. Chúng được thiết kế để cho phép các bánh xe di chuyển lên xuống cùng với hệ thống treo mà không làm thay đổi góc lái.

I. Hệ thống lái được sử dụng phổ biến: đó là hệ thống thanh răng – bánh răng

Hệ thống thanh răng – bánh răng: bánh răng được gắn chặt với giá đỡ,do đó không có sự rung lắc của bánh răng . Điều này cho phép lái rất chính xác. Ở chân của trụ lái có một bánh răng nhỏ bên trong lớp vỏ. Các răng của nó ăn khớp với một hàng răng thẳng trên giá – một thanh ngang dài.

 

hệ thống lái thanh răng-bánh răng.

tìm hiểu hệ thống lái trên ô tô

Khi đánh lái dẫn đến quay bánh răng làm cho giá chuyển động từ bên này sang bên khác. Hệ thống này đơn giản, ít bộ phận chuyển động bị mòn hoặc bị dịch chuyển nên hoạt động của nó rất chính xác.

II. Vô lăng lái

Vô năng trong hệ thống lái của ô tô được bố trí lệch hẳn về 1 bên. Với các nước có luật đi bên phải đường như Việt Nam và các nước khác thì vô lăng sẽ được đặt ở bên trái của ô tô. Còn đối với các nước có luật đi bên trái đường như Anh, Thụy Điển,… thì vô lăng được bố trí bên phải của ô tô.

vô lăng trên ô tô.

vô lăng trên ô tô.

Vành vô lăng có đường kính từ 15 inch(khoảng 380 mm) di chuyển được khoảng 4 vòng từ lock bên trái sang lock bên phải và di chuyển gần 5m. Trong khi mép bánh xe chỉ di chuyển một khoảng cách chỉ hơn 300 mm một chút.

III. Cột lái

Cột lái hay còn được gọi là trụ lái. Chức năng của nó là kết nối vô lăng với cơ cấu lại của ô tô. Trong hệ thống lái nó đóng vai trò như một giá đỡ cho các thiết bị khác như công tắc đa năng, dây cột và khóa cột. Nó nằm bên dưới bảng điều khiển của xe.

cột lái

cột lái trên ô tô

IV. Thước lái

Thước lái biến chuyển động quay của vô lăng thành chuyển động ngang (chuyển động trái hoặc phải). Cấu tạo của thước lái là một bộ thanh răng và bánh răng được kết nối với cả hai bánh trước. Khi chúng ta quay vô lăng, thanh răng và bánh răng sẽ di chuyển theo hướng dịch chuyển các bánh xe ô tô sang trái hoặc phải.

thước lái trên ô tô

thước lái trên ô tô

Để có thể kết nối giữa thước lái với moay-ơ của bánh xe thì người ta dùng rotuyn làm khớp nối. Mỗi thước lái gồm 2 rotuyn lái trong và lái ngoài.

Trong hệ thống lái thì thước lái là phần dễ bị hư hỏng nhất.

V. Trợ lực lái

Trợ lực lái là hệ thống bổ sung lực cần thiết, giúp việc đánh lái vô lăng trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn. Trọng lượng của một chiếc ô tô là rất lớn, khi ở trạng thái đứng yên, lực cản lên hệ thống lái là rất lớn, điều đó khiến cho việc xoay vô lăng trở lên nặng nề. Vì thế trong hệ thống lái ô tô luôn có hệ thống trợ lực lái đi kèm để hỗ trợ người lái. Có 2 loại trợ lực lái phổ biến là: trợ lực lái thủy lực, trợ lực lái điện.

  1. Trợ lực lái thủy lực

Trợ lực lái thủy lực gồm: bơm trợ lực, bình dầu, van phân phối và pit-tông được gắn vào thanh răng.

trợ lực lái thủy lực trên ô tô

trợ lực lái thủy lực trên ô tô

Khi vô lăng quay, van phân phối bơm dầu qua đường ống dẫn dầu cao áp của hệ thống. Sau đó chất lỏng với áp suất cao này đi vào xi-lanh và tác động lực lên piston xi-lanh và từ đó hỗ trợ đẩy thanh răng xoay theo hướng mà người lái điều khiển.

  1. Trợ lực lái điện

Trợ lực lái điện gồm: motor điện, các cảm biến, bộ điều khiển điện tử(ECU).

 

"<yoastmark

Khi xoay vô lăng sẽ đưa ra tín hiệu đầu vào, cảm biến trên cột lái sẽ đọc và chuyển tiếp đến bộ điều khiển điện tử (ECU) của xe. ECU sẽ phân tích tín hiệu đầu vào này và gửi tín hiệu đến motor điện để truyền mô-men xoắn đến các thanh răng trên thước lái để làm quay bánh xe.

Xem thêm: Cách tìm gara sửa chữa xe Audi uy tín và chuyên nghiệp cho chủ xe

Hệ thống lái trên ô tô thường rất chắc chắn. Nói cách khác, chúng được xây dựng để tồn tại lâu dài. Nhưng nếu bạn cảm thấy rằng bạn có bất kỳ vấn đề gì với hệ thống lái xe ô tô của mình, đừng ngần ngại đưa họ đi kiểm tra vì nó có thể làm ảnh hưởng đến việc điều khiển xe của bạn.