7 Nguyên nhân khiến xe ô tô đề khó nổ và biện pháp khắc phục

7 Nguyên nhân khiến xe ô tô đề khó nổ và biện pháp khắc phục

Xe ô tô đề khó nổ hoặc không nổ máy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này khiến người dùng cảm thấy khó chịu và gây nhiều phiền toái.

Vậy nguyên nhân do đâu mà xe xuất hiện tình trạng đề khó nổ? Nếu chiếc xe của bạn cũng gặp phải tình trạng tương tự, hãy theo dõi bài viết sau đây để xem chúng có mắc phải một trong số các nguyên nhân sau đây hay không. Qua đó có thể đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất!Xe ô tô đề khó nổ máy

7 Nguyên nhân khiến xe xuất hiện tình trạng đề khó nổ

Có 7 nguyên nhân chính khiến ô tô đề không nổ hoặc khó nổ, đa phần chúng đều xuất phát từ hệ thống điện và điện điều khiển trên xe. Cụ thể: (1)

1. Ắc quy xe bị yếu hoặc hư hỏng

Hiện tượng xe đề khó nổ hoặc không nổ đa phần đến từ việc ắc quy xe đã yếu hoặc hư hỏng. Nguyên nhân có thể là do bạn thường xuyên dừng xe, tắt máy mà vẫn sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện như loa, đèn xe, màn hình hiển thị, điều hòa…

Bởi cho dù bạn đã tắt máy nhưng nếu không tắt các thiết bị tiêu thụ điện này, thì chúng vẫn sẽ sử dụng điện năng từ bình ắc quy để hoạt động cho đến khi hết điện mới thôi.

Để xử lý tình trạng này, bạn có thể sử dụng bộ kích điện hoặc nhờ một xe khác để hỗ trợ kịch điện cho bình ắc quy xe của mình.

Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do các đầu ắc quy đã bị oxy hóa, điểm tiếp xúc kém nên xuất hiện tình trạng ô tô đề khó nổ. Các đầu cực của bình ắc quy sẽ bị oxy hóa theo thời gian, đồng thời ắc quy cũng sẽ yếu dần nếu thời gian sử dụng đã lâu.

Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy vệ sinh các đầu cực ắc quy hoặc thay mới bình nếu như chúng đã đến giới hạn tuổi thọ.đầu cực ắc quy bị oxy hóa

2. Bugi hoặc bobin đánh lửa gặp vấn đề

Quá trình đốt cháy nhiên liệu chỉ có thể diễn ra khi đạt đầy đủ 3 yếu tố: nhiên liệu – khí – nhiệt. Do đó, nếu như bugi hay bobin đánh lửa gặp lỗi không thể tạo ra tia lửa điện, hoặc tia lửa điện không đủ mạnh để đốt cháy hỗn hợp không khí và nhiên liệu, thì xe ô tô sẽ đề khó nổ. Lúc này, người lái cần phải đề dài thì máy mới có thể nổ được.

3. Rơle hoặc bơm nhiên liệu hư hỏng

Khi rơle hay bơm nhiên liệu gặp lỗi, nhiên liệu cung cấp đến động cơ không đủ sẽ khiến quá trình cháy không được diễn ra. Từ đó xuất hiện tình trạng xe đề khó nổ máy.Rơ le hư hỏng

4. Xe ô tô đề khó nổ máy do củ đề bị lỗi

Khi bạn đề xe khó nổ, kèm theo đó là có âm thanh “tạch tạch” xuất hiện thì khả năng cao củ đề của xe đang gặp lỗi. Khi củ đề bị lỗi và động cơ đã nguội, việc đề nổ máy xe sẽ khó hơn.

Củ đề lỗi có thể là do chổi than đã hết hoặc mòn, vả đề và rơle bị hỏng, hoặc các mối nối bị rỉ sét… Để xử lý tình trạng này, bạn cần phải kiểm tra và xác định được nguyên nhân.Ô tô đề khó nổ do củ đề bị lỗi

5. Cần số xe chưa về đúng vị trí hoặc quên đạp phanh (côn)

Cũng có những trường hợp người lái quên đưa số về (P), quên đạp phanh (đối với xe số tự động), hoặc quên đạp côn (đối với xe số sàn) thì xe cũng không thể đề nổ được. Bạn hãy xem lại xem mình đã thực hiện các bước này đúng hay chưa.Quên đạp côn hoặc phanh

6. Kim phun nhiên liệu bị tắc

Nhiên liệu cung cấp đến buồng đốt sẽ không đủ nếu như kim phun bị tắc nghẽn, từ đó động cơ không thể đề nổ máy được.

Kim phun sau thời gian dài hoạt động sẽ tích tụ các cặn bẩn bám. Do đó, chủ xe cần phải vệ sinh kim phun định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

7. Chìa khóa xe hoặc hệ thống chống trộm gặp lỗi

Đa số các dòng xe hơi đời mới hiện nay đều được nhà sản xuất trang bị chìa khóa thông minh và hệ thống chống trộm tự động. Khi chìa khóa thông minh hết pin thì xe sẽ không thể đề nổ được.

Còn đối với hệ thống chống trộm tự động, chúng rất hiếm khi gặp phải lỗi. Nhưng nếu chúng gặp lỗi thì xe cũng không thể đề nổ máy được.Chìa khóa Smartkey hết pin

Kinh nghiệm hạn chế tình trạng xe ô tô đề khó nổ hoặc không nổ máy

Để hạn chế tình trạng xe đề khó nổ hoặc không thể nổ máy được, bạn cần ghi nhớ những điều sau:

  Tắt hết các thiết bị tiêu thụ điện trước khi tắt động cơ.

  Kiểm tra và vệ sinh kim phun nhiên liệu sau mỗi 20.000km xe vận hành.

  Kiểm tra rơle, bơm nhiên liệu định kỳ sau mỗi 20.000km xe vận hành.

  Kiểm tra và vệ sinh các đầu cực của bình ắc quy và thay mới sau 100.000km hoặc sau 4 năm sử dụng xe.Kiểm tra và bảo dưỡng ô tô định kỳ

Trên đây là những nguyên nhân chính khiến xe ô tô đề khó nổ hoặc không nổ máy mà AutogarageVN muốn chia sẻ với bạn đọc. Đối với các lỗi đơn giản, bạn có thể tự kiểm tra và sửa chữa tại nhà. Tuy nhiên, nếu bạn không biết được nguyên nhân và cách xử lý như thế nào, tốt hơn hết bạn hãy mang xe đến các trung tâm sửa chữa ô tô để được hỗ trợ.

Chúc các bạn lái xe an toàn!